Nhiều gia đình nghỉ công việc, phân công người đưa đón, cơm nước cho các sĩ tử đi thi tốt nghiệp THPT bởi họ coi đây là một kì thi rất quan trọng, là màn tập dượt cho “cửa ải” thi đại học sắp tới.
Dành mọi ưu tiên cho sĩ tử
Gần 1 triệu học sinh trên cả nước đang tập trung trong kì thi tốt nghiệp THPT 2013, kì thi lớn mở đầu cho hơn một tháng thi cử quan trọng, quyết định 12 năm học tập vất vả. Xác định được tầm quan trọng của kì thi này, nhiều gia đình đã dành mọi sự quan tâm cho con, em mình để có kết quả thi tốt nhất.
Chị Nga (ở Từ Liêm – Hà Nội), có con đang tham gia thi tốt nghiệp THPT, cho biết: “Nói gì thì nói, thi tốt nghiệp vẫn rất quan trọng bởi nếu không đỗ tốt nghiệp thì lấy đâu được thi đại học. Không đỗ tốt nghiệp THPT thì các trường trung cấp người ta cũng không tuyển. Vậy nên, cho dù không quá khó khăn để vượt qua, nhưng gia đình tôi vẫn phân công người đưa đón cháu cho yên tâm, mặc dù cháu là con trai”.
Chị Nga cho biết thêm, ngày thi đầu tiên vào đúng chủ nhật nên hai vợ chồng chị và con gái lớn đều gác lại hết các kế hoạch khác để có người đưa đón, ở nhà lo cơm nước cho “cậu út” đi thi.
“Hai ngày thi tiếp theo vào ngày thường nhưng tôi và chồng tôi phân công nhau mỗi người xin nghỉ phép ở cơ quan một ngày để có thời gian lo cho cháu đi thi. Chị gái cháu sẽ đưa em trai đi thi buổi sáng rồi mới đi làm”, chị Nga chia sẻ.
Các sĩ tử thi tốt nghiệp hay thi đại học đều nhận được sự quan tâm, lo lắng của phụ huynh và cả gia đình. Trong ảnh là một phụ huynh đứng ở cổng trường thi, ngóng con đang thi môn Ngữ văn trong buổi thi tốt nghiệp sáng 2/6. Ảnh: Ngọc Phương.
Các trường hợp tập trung toàn bộ nhân lực trong gia đình, thậm chí xin nghỉ phép để “phục vụ” sĩ tử trong các ngày thi tốt nghiệp như gia đình chị Nga không phải là hiếm. Không ít phụ huynh, nếu không xin nghỉ được, còn nhờ ông bà hoặc cô, dì, chú, bác đang rảnh rỗi đưa đón thí sinh đi thi cho yên tâm.
Anh Trường (ở Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Năm nay con gái tôi không thi ở trường vẫn học mà bị phân thi ở trường khác nên cách xa nhà gần 10km. Sợ cháu tự đạp xe đi thi bị mệt nên buổi sáng tôi đưa cháu đến trường thi rồi mới đi làm. Buổi trưa mẹ cháu xin cơ quan nghỉ một lúc, đến đón cháu về nhà ăn cơm cho đảm bảo. Một tháng nữa là thi đại học rồi nên tôi muốn cháu có sức khỏe, tâm lý tốt nhất”.
Em Trần Huyền (học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Hà Nội) vui vẻ khoe: “Trong mấy ngày thi em được cả nhà ưu tiên lắm. Bình thường, việc rửa bát sau bữa ăn là nhiệm vụ của em nhưng mấy ngày này, anh trai em tự nguyện xung phong rửa bát để em gái có thời gian nghỉ ngơi, ôn bài”.
Màn tập dượt cho kì thi đại học sắp tới
Bên cạnh việc đánh giá đúng tầm quan trọng của kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều bậc phụ huynh coi đây là dịp tập dượt, chuẩn bị cho những đợt thi đại học, cao đẳng một tháng sau.
Anh Trọng Nam (ở Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi có một cháu lớn năm nay thi đại học nên gia đình chưa có kinh nghiệm lo cho cháu trong các kì thi lớn thế này. Tháng 7 tới, cháu nhà tôi thi đại học hai khối, thi thêm cả cao đẳng nữa là thành ba đợt thi. Thế nên gia đình tôi coi kì thi tốt nghiệp này như một lần tập dượt để có kinh nghiệm lo cho cháu trong tháng thi đại học vất vả sắp tới. Mặc dù không lo lắng về khả năng đỗ tốt nghiệp của cháu nhưng tôi và vợ đã lên kế hoạch đưa đón, chăm sóc cháu chu đáo như thi đại học để biết cách sắp xếp thời gian và lường trước các tình huống phát sinh có thể xảy ra”.
Mỗi kì thi lớn, quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học là một "cuộc chiến" hao tâm tổn trí thực sự đối với sĩ tử và gia đình. Ảnh: Ngọc Phương.
Không chỉ quan tâm tới việc đưa đón con em một cách chu đáo nhất có thể, một số gia đình còn áp dụng nhiều “công thức dành cho thi đại học” cho con, em mình ngay trong kì thi tốt nghiệp.
Trước mỗi buổi thi của con, chị Loan (ở Từ Liêm – Hà Nội) đều thắp hương cầu xin ông bà phù hộ cho cô con gái thi cử thuận lợi. Chị Loan cho biết, đồ ăn sáng dành cho con gái trong ba ngày thi tốt nghiệp sẽ là xôi đỗ xanh chị tự nấu bởi “ăn xôi vừa chắc dạ vừa an toàn, hơn nữa, ăn xôi đỗ thì thi cử sẽ may mắn, đỗ đạt”.
Em Thu Hương (học sinh lớp 12 đang thi tốt nghiệp) cho biết: “Anh trai em mấy năm trước đã thi đỗ hai trường đại học trong cùng một năm nên bây giờ mẹ em đem nguyên si những “công thức” trước đây dành cho anh để áp dụng cho em trong kì thi tốt nghiệp, và cả thi đại học sắp tới nữa”.
“Sau buổi đến trường thi xem phòng thi, số báo danh, mẹ dẫn em ra Văn Miếu thắp hương cầu may, mong thi cử thuận lợi. Rồi suốt mấy ngày thi, sáng nào mẹ em cũng sẽ dậy sớm thắp hương và tự nấu xôi đậu xanh cho em ăn sáng. Năm nay, anh trai em được đặc phái nhiệm vụ đưa đón em trong các buổi thi. Mẹ em bảo làm như thế cho may mắn, vì anh trai em đã từng thi đỗ đại học một cách dễ dàng. Nhưng em thích nhất là cứ đến những ngày thi là em được ưu tiên không phải làm gì cả, chỉ việc ôn thi và nghỉ ngơi thôi”, Thu Hương vui vẻ cho biết thêm.
Gần 1 triệu học sinh trên cả nước đang tập trung trong kì thi tốt nghiệp THPT 2013, kì thi lớn mở đầu cho hơn một tháng thi cử quan trọng, quyết định 12 năm học tập vất vả. Xác định được tầm quan trọng của kì thi này, nhiều gia đình đã dành mọi sự quan tâm cho con, em mình để có kết quả thi tốt nhất.
Chị Nga (ở Từ Liêm – Hà Nội), có con đang tham gia thi tốt nghiệp THPT, cho biết: “Nói gì thì nói, thi tốt nghiệp vẫn rất quan trọng bởi nếu không đỗ tốt nghiệp thì lấy đâu được thi đại học. Không đỗ tốt nghiệp THPT thì các trường trung cấp người ta cũng không tuyển. Vậy nên, cho dù không quá khó khăn để vượt qua, nhưng gia đình tôi vẫn phân công người đưa đón cháu cho yên tâm, mặc dù cháu là con trai”.
Chị Nga cho biết thêm, ngày thi đầu tiên vào đúng chủ nhật nên hai vợ chồng chị và con gái lớn đều gác lại hết các kế hoạch khác để có người đưa đón, ở nhà lo cơm nước cho “cậu út” đi thi.
“Hai ngày thi tiếp theo vào ngày thường nhưng tôi và chồng tôi phân công nhau mỗi người xin nghỉ phép ở cơ quan một ngày để có thời gian lo cho cháu đi thi. Chị gái cháu sẽ đưa em trai đi thi buổi sáng rồi mới đi làm”, chị Nga chia sẻ.
Các sĩ tử thi tốt nghiệp hay thi đại học đều nhận được sự quan tâm, lo lắng của phụ huynh và cả gia đình. Trong ảnh là một phụ huynh đứng ở cổng trường thi, ngóng con đang thi môn Ngữ văn trong buổi thi tốt nghiệp sáng 2/6. Ảnh: Ngọc Phương.
Anh Trường (ở Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Năm nay con gái tôi không thi ở trường vẫn học mà bị phân thi ở trường khác nên cách xa nhà gần 10km. Sợ cháu tự đạp xe đi thi bị mệt nên buổi sáng tôi đưa cháu đến trường thi rồi mới đi làm. Buổi trưa mẹ cháu xin cơ quan nghỉ một lúc, đến đón cháu về nhà ăn cơm cho đảm bảo. Một tháng nữa là thi đại học rồi nên tôi muốn cháu có sức khỏe, tâm lý tốt nhất”.
Em Trần Huyền (học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Hà Nội) vui vẻ khoe: “Trong mấy ngày thi em được cả nhà ưu tiên lắm. Bình thường, việc rửa bát sau bữa ăn là nhiệm vụ của em nhưng mấy ngày này, anh trai em tự nguyện xung phong rửa bát để em gái có thời gian nghỉ ngơi, ôn bài”.
Màn tập dượt cho kì thi đại học sắp tới
Bên cạnh việc đánh giá đúng tầm quan trọng của kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều bậc phụ huynh coi đây là dịp tập dượt, chuẩn bị cho những đợt thi đại học, cao đẳng một tháng sau.
Anh Trọng Nam (ở Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi có một cháu lớn năm nay thi đại học nên gia đình chưa có kinh nghiệm lo cho cháu trong các kì thi lớn thế này. Tháng 7 tới, cháu nhà tôi thi đại học hai khối, thi thêm cả cao đẳng nữa là thành ba đợt thi. Thế nên gia đình tôi coi kì thi tốt nghiệp này như một lần tập dượt để có kinh nghiệm lo cho cháu trong tháng thi đại học vất vả sắp tới. Mặc dù không lo lắng về khả năng đỗ tốt nghiệp của cháu nhưng tôi và vợ đã lên kế hoạch đưa đón, chăm sóc cháu chu đáo như thi đại học để biết cách sắp xếp thời gian và lường trước các tình huống phát sinh có thể xảy ra”.
Mỗi kì thi lớn, quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học là một "cuộc chiến" hao tâm tổn trí thực sự đối với sĩ tử và gia đình. Ảnh: Ngọc Phương.
Trước mỗi buổi thi của con, chị Loan (ở Từ Liêm – Hà Nội) đều thắp hương cầu xin ông bà phù hộ cho cô con gái thi cử thuận lợi. Chị Loan cho biết, đồ ăn sáng dành cho con gái trong ba ngày thi tốt nghiệp sẽ là xôi đỗ xanh chị tự nấu bởi “ăn xôi vừa chắc dạ vừa an toàn, hơn nữa, ăn xôi đỗ thì thi cử sẽ may mắn, đỗ đạt”.
Em Thu Hương (học sinh lớp 12 đang thi tốt nghiệp) cho biết: “Anh trai em mấy năm trước đã thi đỗ hai trường đại học trong cùng một năm nên bây giờ mẹ em đem nguyên si những “công thức” trước đây dành cho anh để áp dụng cho em trong kì thi tốt nghiệp, và cả thi đại học sắp tới nữa”.
“Sau buổi đến trường thi xem phòng thi, số báo danh, mẹ dẫn em ra Văn Miếu thắp hương cầu may, mong thi cử thuận lợi. Rồi suốt mấy ngày thi, sáng nào mẹ em cũng sẽ dậy sớm thắp hương và tự nấu xôi đậu xanh cho em ăn sáng. Năm nay, anh trai em được đặc phái nhiệm vụ đưa đón em trong các buổi thi. Mẹ em bảo làm như thế cho may mắn, vì anh trai em đã từng thi đỗ đại học một cách dễ dàng. Nhưng em thích nhất là cứ đến những ngày thi là em được ưu tiên không phải làm gì cả, chỉ việc ôn thi và nghỉ ngơi thôi”, Thu Hương vui vẻ cho biết thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét